Truyện Nhân Quả – Trân Động Đất Tứ Xuyên – Tai Họa Giáng Xuống Đều Có Lý Do

Truyện Nhân Quả - Tai Họa Giáng Xuống Đều Có Lý Do - Thanh Minh Thượng Hà Đồ

Ngày 12/9/1850, lúc đó là thời nhà Thanh, tại phủ Ninh Viễn, tỉnh Tứ Xuyên – Trung Quốc đã xảy ra một sự kiện. Khi đó vốn là mùa thu, mặc dù vào ban đêm trời luôn mưa, nhưng vào ban ngày Ngưu Thụ Mai – Tri phủ Ninh Viễn vẫn cảm thấy oi bức, tim bỗng dưng đập nhanh một cách khó hiểu.
Do đó ông quyết định đi dạo một vòng trên phố, hàng xóm thấy ông trên đường, ai nấy đều chào hỏi Ngưu tri phủ, thậm chí có người còn hét lên “Ngưu thanh thiên”, nghe vậy Ngưu Thụ Mai cảm thấy rất ngượng ngùng.
Hồi tưởng lại bản thân đã làm quan bao nhiêu năm, trung thực, thanh liêm, có thể nói là không thẹn với lương tâm, trên không phụ với trời, dưới không phụ lòng nhân. Trước đây ở mảnh đất Ninh Viễn này trộm cướp hoành hành, triều đình nhiều năm đau đầu nhức óc. Nhưng kể từ khi Ngưu Thụ Mai đến đây, lưu manh trộm cắp đều dần dần biến mất, từ đó người dân có thể an cư lạc nghiệp.
Sau khi đi dạo trở về nhà, Ngưu Thụ Mai đến thư phòng để kiểm tra bài tập của con trai, thấy con trai mình đã tiến bộ không ít, trong lòng cũng cảm thấy tốt hơn một chút.
Nhưng hôm nay, bầu trời dường như có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày. Dù đã chuyển sang đêm nhưng bầu trời dường như không muốn tối đi, ở phía chân trời luôn có một vầng sáng mờ mờ. Ngưu Thụ Mai nằm ở trên giường trằn trọc đến tận nửa đêm. Khi bên ngoài cửa sổ dần dần trút xuống cơn mưa, nghe tiếng mưa rơi ông mới mơ màng chìm vào giấc ngủ.
Đang mơ màng thì ông chợt nghe thấy dưới gầm giường vang lên âm thanh giống như tiếng sấm sét. Ngưu Thụ Mai giật mình ngồi bật dậy, còn chưa kịp bước xuống mặt đất, toàn bộ ngôi nhà liền giống như bị ném vào nồi nước sôi, cả trên cả dưới lắc lư, nghiêng ngả. Ngưu Thụ Mai ngay lập tức bị hất vào góc tường, cửa sổ rơi xuống đập trúng đầu ông khiến ông bất tỉnh.
Ngày hôm đó, một trận động đất 7,5 độ richter đã xảy ra tại phủ Ninh Viễn. Theo sử sách ghi lại, vào thời điểm đó, toàn bộ tường thành của phủ Ninh Viễn đều sụp đổ. Nhà cửa khắp nơi gần như bị san bằng, nhà sập đổ đầy đường, hoàn toàn không thể phân biệt được đường phố nằm ở vị trí nào nữa.
Trời vừa mới đầu thu, hầu như ngày nào cũng mưa, những người chạy tới cứu trợ nhìn thấy trước mắt là một cảnh đổ nát tan hoang, cộng thêm mưa lạnh rơi khắp trời không biết nên bắt đầu cứu từ đâu. Khu vực nội thành, ngoại thành, thôn xã có hơn 27.000 hộ dân chịu ảnh hưởng, hơn 135.000 nạn nhân và hơn 26.000 ngôi nhà ngói, nhà tranh bị sập.
Như câu tục ngữ “Trong hoạn nạn mới thấy chân tình”, điều đầu tiên mà người dân nghĩ đến chính là sự an nguy của Tri phủ Ngưu Thụ Mai. Một nhóm người mang theo cuốc và xẻng chạy xô tới sân sau của nha môn Ninh Viễn, vừa gọi tên Ngưu Thụ Mai vừa tìm kiếm khắp nơi.
Sau đó ở một góc tường họ đã tìm thấy ông. Mặc dù Ngưu tri phủ đã bị chôn vùi trong đống đổ nát, nhưng người chỉ bị phủ bởi cành cây, bụi bặm, và bị thương một chút ở gót chân, ngoài ra không có gì đáng ngại. Người dân chứng kiến điều này đều cảm thấy ông trời thật có mắt, đã che chở cho vị quan thanh liêm này.
Theo lời đề nghị của Ngưu tri phủ, mọi người bắt đầu đào lại, kết quả là đào được con trai của ông đã chết do va đập. Nhìn thấy vô số cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh, Ngưu tri phủ cũng không có thời gian để bi thương. Ông nhanh chóng tổ chức cứu hộ và khập khiễng đi cùng người dân tìm kiếm những người còn sống sót.
Không chỉ nỗi đau mất con, mà những người thân, bạn bè, hàng xóm của ông hôm qua còn gặp trên đường phố giờ đã không tỉnh dậy được nữa. Những giọng nói và dáng điệu quen thuộc kia đã bị vùi lấp trong đống đổ nát, Âm Dương tách biệt từ đây. Nói rằng người ác tạo nghiệp sẽ đưa đến thảm họa, chẳng lẽ ở thành Ninh Viễn không còn người tốt hay sao, mà lại gặp một tai họa bi thảm như vậy?
Ngưu tri phủ cùng đám người cứu viện đi tìm kiếm khắp nơi, sau đó khi đi đến trước miếu Thành Hoàng thì thấy miếu vẫn đứng sừng sững trong đống đổ nát, bên cạnh còn có những viên kẹo mạch nha mà người dân mang tới cúng bái hôm qua.
Ngưu tri phủ thấy thế thì vô cùng tức giận nói: Người dân mỗi ngày đều cúng bái Thành Hoàng một cách cẩn thận, đầy đủ. Vậy tại sao khi thiên tai xảy ra Thành Hoàng chỉ bảo vệ bản thân, mà bỏ mặc sống chết của người dân?
Ngưu tri phủ là một người thẳng thắn, ngay cả khi Thành Hoàng làm không đúng ông cũng vẫn phải nói ra. Nhưng lời này là đang nói với ai? Chính là nói với một vị Thần!
Ngưu tri phủ về đến nhà liền viết một bức thư gửi Thành Hoàng, đại ý là trỉ trích Thần Thành Hoàng hưởng hương hỏa của vạn dân thiên hạ, nhưng lại không che chở cho dân chúng trước đại nạn. Thiện ác hữu báo là Thiên lý, nhưng khắp nơi đều bị san bằng, thì có đạo lý chăng?
“Không nói đến những người khác, nhưng Ngưu Thụ Mai đây làm quan không thẹn với lương tâm, tại sao tôi lại phải chịu nỗi đau người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh này. Nếu nói tôi một đời tích đức hành thiện nên được phúc báo, thì tại sao vẫn còn bị thương ở chân? Chẳng lẽ sự giám sát của thần linh cũng xuất hiện sơ suất, trời cao không phải mười phần công bằng hay sao?”
Ngưu tri phủ viết thư xong thì đến miếu Thành Hoàng thắp hương rồi tự tay đốt bức thư trong lòng vẫn không khỏi bất bình.
Đêm hôm đó, ông mơ thấy hai người ăn mặc như sai dịch đến đón mình, nói rằng: Thần Thành Hoàng mời Ngưu đại nhân đến. Sau khi đến nơi, ông hành lễ với thần Thành Hoàng xong liền ngồi xuống.
Thần Thành Hoàng nói với ông: “Lời văn của Ngưu đại nhân thật đúng là lẽ thẳng khí hùng. Mặc dù Đại nhân là quan phụ mẫu thương dân như con, nhưng vẫn không thể hiểu rõ được đạo của quỷ Thần. Vì vậy hôm nay mời đại nhân đến cùng nói chuyện để giải mối nghi trong lòng, cũng là tỏ rõ với thế nhân, lấy đó là lời cảnh báo về sau.”
Thần Thành Hoàng nói tiếp: “Phàm là thiên tai, dịch bệnh, tai ương đều là do nghiệp mà con người tích lũy mà ra, tuyệt không phải ngẫu nhiên. Đây còn gọi là ‘cộng nghiệp’.”
“Lần thiên tai động đất này, cõi Thần dưới âm phủ đã điều tra, ghi chép và xác minh trong suốt 50 năm rồi, phàm là người không phải gánh chịu tai họa đều đã được chuyển đi nơi khác hoặc đi ra khỏi nhà.”
“Nếu người ở nơi khác gần đây gây ra tội ác thì cũng khiến họ phải đến Ninh Viễn để công tác hoặc là chuyển nhà đến đây. Cho dù có thay đổi tạm thời cũng không sơ xuất trong việc giám sát hay trừng phạt không chính đáng.”
Ngưu tri phủ thắc mắc: “Cho dù như vậy, thì chẳng lẽ trong thành cũng không có một người thiện hay sao? Ta và con trai cũng gặp phải nạn này sao?”
Thần Thành Hoàng nói: “Còn có ba gia đình khác, quả thực khó có thể dời đi trong thời gian ngắn, nhưng hiện tại đều bình an vô sự. Một người là một phụ nữ tiết hạnh ở khu phố nọ, ba đời ở góa nuôi dưỡng con nhỏ, ngày thường luôn cẩn trọng đối nhân xử thế, tuân thủ đạo đức lễ nghi.”
“Hai là thầy thuốc, trước nay đều không bán thuốc giả, ai nhờ đi xem bệnh, dù đêm khuya trời mưa, đường lầy lội cũng lặp tức đi ngay, hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân.”
“Ngôi nhà còn lại có bà lão bán bánh ở cùng đứa cháu nhỏ cũng thường thương người già, xót người nghèo, toàn bộ đều bình an vô sự, Đại nhân trở về nghe ngóng sẽ rõ thôi.”
“Về phần con trai của Đại nhân, cậu ta không thể thoát được tai họa này là vì kiếp trước đã tạo nghiệp quá nặng. Ngưu đại nhân vốn cũng ở trong kiếp số, nhưng vì làm quan thanh liêm, chính trực nên được khoan hồng, chỉ bị thương ở gót chân, tuy nhiên không thể tránh khỏi nỗi đau mất con.”
“Nói tóm lại, Trời có thưởng có phạt, cẩn thận tỉ mỉ, quyết không thiên vị. Những người chịu tai họa đều không bao giờ là vô duyên vô cớ. Tiên sinh hãy nỗ lực làm quan thật tốt, tương lai sẽ được thăng đến chức Án sát sứ.”
Ngưu Thụ Mai nghe Thần Thành Hoàng giảng giải một phen thì trong lòng cũng minh bạch, vội vàng tạ lỗi với Thần Thành Hoàng.
Cáo từ Thành Hoàng xong thì ông cũng tỉnh dậy, hóa ra đây chỉ là giấc mơ. Nhưng cảnh tượng trong mơ hiện lên rõ mồn một trước mắt, và những lời của Thần Thành Hoàng trong giấc mơ còn văng vẳng bên tai.
Ngày hôm sau, trong khi đi kiểm tra tình hình sau thảm họa trong thành ông âm thầm nghe ngóng xem những gì nghe được trong giấc mơ có thật hay không.
Sau trận động đất, các xác chết đã được dọn dẹp sạch sẽ. Trong đó phát hiện có hơn 3.000 thi thể cả nam lẫn nữ chết trong khi còn ôm nhau, tuy nhiên trong đó chỉ có 800 thi thể là các cặp vợ chồng hợp pháp, đứng đắn. Có thể thấy rằng đạo đức nhân luân của người dân phủ Ninh Viễn khi ấy đã trở nên bại hoại, và việc gian dâm và quan hệ bất chính đã trở nên phổ biến.
Chứng kiến sự việc này, Ngưu Thụ Mai nghĩ trong đầu: Vạn ác dâm vi thủ (Trong tất cả những điều xấu ác thì việc gian dâm là đứng đầu), thực sự không có tai họa nào là vô duyên vô cớ cả.
Sau đó, quả nhiên ông tìm được người góa phụ thủ tiết ba đời, vị thầy thuốc tế thế cứu người, không bán thuốc giả như Thần Hoàng Thành nói. Bọn họ đều bình an vô sự. Chỉ là, căn nhà bọn họ ở quá thấp bé, bị nhà hai bên che khuất nên không dễ tìm ra.
Còn bà cụ bán bánh thì sau nhiều ngày tra tìm, người ta đã tìm thấy bà ở một góc nhà không bị sập hoàn toàn vì được xà nhà chống đỡ. Qua hỏi thăm, bà cụ nói rằng ở đây thường kinh doanh buôn bán, hễ gặp người già yếu, tàn tật không đủ tiền thì dù họ có thiếu tiền bà cũng bán bánh cho, thỉnh thoảng còn bố thí.
Một, hai ngày trước khi xảy ra động đất, không hiểu sao lượng người mua bánh của bà tăng lên một cách lạ thường, cung không đủ cầu, do đó bà liền cùng cháu nhỏ thức đêm làm bánh đề phòng thiếu.
Sau trận động đất, hai bà cháu bị đè dưới ngôi nhà sập 3 ngày, vì không cách nào thoát ra được nên đã ăn bánh để lót dạ, không ngờ bây giờ lại có thể nhìn thấy bầu trời lần nữa. Hai bà cháu bán bánh cũng không hề bị thương tích gì cả.
Đến đây những lời của Thần Thành Hoàng toàn bộ đã ứng nghiệm khiến Ngưu Thụ Mai không khỏi kinh ngạc. Từ đó về sau ông không mảy may hoài nghi về nhân quả báo ứng, càng cố gắng làm tốt chức vụ của mình. Sau này quả nhiên được thăng làm quan án sát tỉnh Tứ Xuyên đúng như lời Thần Thành Hoàng.
Người dân ai nấy đều cảm thán cho rằng, Ngưu tri phủ có thể bình an vượt qua kiếp nạn này thật ra chính là ông trời cố ý an bài để một vị quan thanh liêm như vậy ở lại giáo hóa dân chúng.
Phàm là trời cao giáng tội, không có tai họa nào là vô duyên vô cớ. Thiên tai nhân họa trên quy mô lớn là một loại quả báo “cộng nghiệp” (ác nghiệp tích tụ). Thực ra điều này cũng không có gì là khó hiểu, giống như câu chuyện về những người trong gia tộc của Đức Phật Thích Ca bị diệt vong. Nhìn bề ngoài, chẳng lẽ tất cả mọi người trong gia tộc của Phật Thích Ca đều không có phúc sao? Tại sao lại bị diệt tộc?
Khi nhìn lại kiếp trước, thì những người này trước đây đều là người trong cùng một thôn. Một năm nọ gặp phải hạn hán khắc nghiệt, dân làng vì để sống sót nêu đều vớt cá từ ao cá đầu làng lên ăn. Điều này đã tạo thành oán duyên sinh tử giữa những người trong thôn với ao cá.
Vào đời Thích Ca Mâu Ni, dân làng đều chuyển sinh thành người trong dòng tộc Thích Ca, còn cá trong ao trải qua lục đạo luân hồi đã chuyển sinh thành quân lính của Lưu Ly Vương. Vì vậy, dưới mệnh lệnh của Lưu Ly Vương, họ đã tàn sát tộc người Thích Ca, đây chính là nhân quả báo ứng. Mà tộc người Thích Ca cùng nhau tạo nghiệp sát sinh, nên họ phải cùng nhau hoàn trả vào một thời điểm nhất định.

Nếu như dựa vào cách lý luận này mà nói, vậy thì dịch bệnh ‘Cái chết đen’ ở Châu Âu trong thời kỳ Trung cổ đã cướp đi mạng sống của hơn một nửa dân số nơi này, chẳng lẽ cũng là báo ứng cộng nghiệp sao? Vậy thì trước khi ‘Cái chết đen’ xảy ra, Châu Âu của thời Trung cổ đã xảy ra chuyện gì?

Trong lịch sử văn hiến ghi chép, thời kỳ Trung cổ vào khoảng năm 1000 SCN, bắt đầu xuất hiện tà thuyết cực đoan phản đối lời dạy của Thượng Đế, có người nói rằng: “Con người không phải do Chúa tạo ra, chẳng qua chỉ là một sinh mệnh được sinh ra do quy luật tự nhiên, không cần phải sống trong giáo nghĩa của Thượng Đế và Giê-su, phải giải phóng bản chất của chính mình”. Từ đó những người tin vào loại tà thuyết này đã bắt đầu quan hệ tình dục hỗn loạn, nam nữ ăn mặc cực kỳ hở hang, rất nhiều người bắt đầu phóng túng dục vọng để hưởng thụ lạc thú.

Hành động phóng túng dục vọng rốt cuộc là giải phóng con người hay là làm hại con người? Chỉ có những người trải qua mới biết mà thôi, quan hệ tình dục một cách hỗn loạn dẫn đến sự lây nhiễm bệnh tật, sức khỏe của con người cũng bị tổn hại nghiêm trọng, phóng túng dục vọng quá độ sẽ dẫn đến tinh thần đờ đẫn, thậm chí có người còn thiệt mạng. Mặc dù vào lúc này mọi người đã nhận thức được rằng hành vi phóng túng dục vọng là không đúng, cần phải khắc chế nghiêm ngặt, nhưng họ chỉ cảm thấy đây là kinh nghiệm trong đời sống thực tế của họ, không ngờ rằng Thượng Đế và Chúa Giê-su đã từng nói rằng con người không được hoang dâm.

Thế là con người lại bắt đầu nghiêm cấm dục vọng một cách điên cuồng trong tình trạng không tin vào sự tồn tại của Thượng đế, con người không có sự ràng buộc của đạo đức lại bắt đầu áp dụng các biện pháp cực đoan để nghiêm cấm dục vọng. Họ không phải là nghiêm cấm dục vọng của bản thân, mà là đi bắt các cô gái xinh đẹp ở ngoài đường phố, cho rằng các cô gái xinh đẹp chính là yêu nữ, là những yêu nữ đó đã khơi dậy dục vọng của họ. Kết quả không những không thể thực sự nghiêm cấm được dục vọng, ngược lại còn khiến hành vi tình dục biến thái bắt đầu thịnh hành ở Châu Âu. Thậm chí ngay cả những nơi tín ngưỡng tôn giáo cũng xuất hiện hành vi dâm ô.

Cổ ngữ nói: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, không phải không báo, mà có thể chưa đến thời thôi”. Từ năm 1347 đến năm 1353, khi cộng nghiệp của sự bại hoại đạo đức diễn ra nghiêm trọng trong toàn thể xã hội Châu Âu, báo ứng đã đến. Bệnh dịch hạch với tên gọi ‘Cái chết đen’ đã càn quét toàn bộ Châu Âu, khiến cho 25 triệu người mất mạng, 1/3 dân số của toàn bộ Châu Âu đã bị ‘Cái chết đen’ cướp đi mạng sống. Cơ thể các nạn nhân xuất hiện những đốm đen, chết một cách nhanh chóng, khắp các con phố sặc mùi tử thi, ngày nay chỉ tưởng tượng lại thôi cũng đủ khiến thế nhân kinh hoàng.

Nhân quả vô tình nhưng không mảy mai sai sót dù chỉ một tơ hào. Như nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 Albert Einstein đã từ nói “Đấng hóa công không chơi trò xúc xắc”. Nghĩa là mọi sự việc xảy ra trên đời này không có gì là ngẫu nhiên, tất cả đều do nhân quả sắp đặt. Biết được điều đó để chúng ta biết sống theo lẽ phải, gieo nhân lành thì tương lai mới mong có kết quả tốt đẹp!